Vì sao BIDV, Vietcombank và Vietinbank tăng trích lập dự phòng?

Cuối quý 1/2021, khi ngành ngân hàng đồng loạt báo lãi đậm, Thống đốc NHNN lên tiếng cảnh báo các ngân hàng không đánh đổi lợi nhuận lấy rủi ro, và điều này đã được thể hiện rõ nét trong báo cáo quý 2 của các ngân hàng quốc doanh.

Cả 3 ngân hàng quốc doanh niêm yết là Vietinbank, Vietcombank và BIDV đều ghi nhận tăng mạnh trích lập dự phòng trong quý vừa qua, bất chấp điều này khiến lợi nhuận các ngân hàng giảm mạnh.

Vi-sao-BIDV-Vietcombank-va-Vietinbank-tang-trich-lap-du-phong

Sự thay đổi từ các ngân hàng

Sự thay đổi lớn nhất đến từ Vietinbank. Ngân hàng này báo lãi kỷ lục hơn 8.000 tỷ đồng trong quý 1 nhưng chỉ còn gần 2.800 tỷ đồng trong quý 2, giảm tới 38% so với cùng kỳ năm trước. Con số này thấp hơn so với dự kiến trước đó, tại hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng, lãnh đạo ngân hàng cho biết ước tính lợi nhuận quý 2 khoảng 5.000 tỷ đồng.

Nguyên nhân lợi nhuận quý 2 sụt giảm khá mạnh chủ yếu do chi phí dự phòng tăng vọt. Chi phí dự phòng rủi ro trong quý 2 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, ở mức 7.100 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm 2021 đạt gần 8.500 tỷ đồng, tăng 28%.

Đại diện ngân hàng cho hay, số tiền được VietinBank thực hiện trích lập vào cuối quý 2/2021 đã vượt trên nhiều so với mức quy định cho cả năm 2021, nhằm gia tăng quỹ dự phòng rủi ro, nâng cao tỷ lệ bao phủ nợ xấu đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, từ đó tạo sự chủ động thực hiện kế hoạch kinh doanh trước bối cảnh môi trường kinh doanh khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tương tự tại Vietcombank, ngân hàng cũng ghi nhận chi phí dự phòng hơn 3.226 tỷ đồng trong quý 2; tăng 74%, kéo lợi nhuận trước thuế giảm 16%, còn 4.716 tỷ đồng.

Tăng trích lập dự phòng

Sau 6 tháng đầu năm 2021, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng đã tăng 37,2% so với cùng kỳ lên 5.500 tỷ đồng. Tỷ lệ bao nợ xấu của Vietcombank lên tới 350%, mức cao nhất toàn hệ thống ngân hàng.

Tại phiên họp thường niên 2021, lãnh đạo Vietcombank từng chia sẻ. Ngân hàng sẽ chủ động trích lập dự phòng toàn bộ nợ tái cơ cấu trong năm nay. Việc trích lập dự phòng này không cần giãn 3 năm theo Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước.

Việc trích lập dự phòng cao khiến lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng chậm lại. Lũy kế 6 tháng, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 22%.

BIDV cũng là ngân hàng đẩy mạnh trích lập trong quý vừa qua. Việc đẩy mạnh khi chi phí dự phòng tăng 90%, ở mức 8.251 tỷ đồng. Trong 2 năm gần đây, BIDV đang tích cực trích lập dự phòng và xử lý tài sản xấu trong quá khứ, cụ thể, BIDV đã đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu vượt 100% từ cuối quý 1 và tiếp tục nâng lên 130% vào cuối quý 2, ngang bằng VietinBank.

Mặc dù vậy, điểm khác biệt của BIDV so với Vietinbank và Vietcombank là dù trích lập dự phòng nhiều. Điều này giúp các ngân hàng vẫn báo lãi lớn. Lợi nhuận trước thuế quý 2 của BIDV vẫn tăng 86%, đạt 4.726 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, ngân hàng báo lãi trước thuế hơn 8.100 tỷ đồng.

Hãng kiểm toán Calico

icon-dau-tich Địa chỉ: VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

icon-dau-tich Hotline: 0933.75.6666

icon-dau-tich Email: Calico.vn@gmail.com

icon-dau-tich Website: Calico.vn | kiemtoancalico.com