Kế Toán Điều Tra (Forensic Accounting) – Phần 2

Theo Apostolou, Hassell và Webber (2000), kế toán điều tra là sự kết hợp chuyên môn kế toán, kiểm toán và các kỹ năng điều tra để hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Đây là một lĩnh vực chuyên ngành kế toán nhằm cam kết xác định kết quả các vụ tranh chấp, kiện tụng thực tế hoặc dự kiến.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế thị trường phát triển nhanh, vì vậy thông tin kế toán đóng vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình ấy, gian lận xuất hiện, kiềm hãm sự phát triển kinh tế, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, từ đó sự phát triển KT điều tra là một tất yếu giúp môi trường kinh doanh lành mạnh hơn.

Mặc dù còn khá xa lạ với những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng thuật ngữ kế toán điều tra (Forensic Accounting) – Một số tài liệu khác dịch là Kế toán pháp lý – đã xuất hiện ở các nước phát triển từ những năm 1980, được xem như có vai trò chính nối liền khoảng cách giữa nghề nghiệp kiểm toán và nhu cầu phòng chống gian lận. Kế toán điều tra là sự tổng hợp giữa kế toán, kiểm toán và luật để thực hiện hai chức năng chính, bao gồm:

  • Điều tra kế toán (Investigate Accounting)
  • Hỗ trợ pháp lý (Litigation Support).

Kế toán điều tra có vai trò khác với kiểm toán báo cáo tài chính.

Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là đảm bảo báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, vì vậy trách nhiệm của kiểm toán độc lập là thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán để phát hiện các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.

Kế toán điều tra rộng hơn mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính, kế toán điều tra không đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trên mức trọng yếu thông qua thủ tục chọn mẫu, kế toán điều tra dựa trên các bằng chứng tài liệu và cả bằng chứng thẩm vấn để tìm hiểu ai, cái gì, khi nào, ở đâu, cách thức cũng như nguyên nhân sai sót, gian lận xảy ra hay có thể xảy ra, từ đó tư vấn cách khắc phục và ngăn chặn các hành vi tương tự diễn ra.

Bên cạnh đó, các kết luận của kế toán điều tra có thể là công cụ hỗ trợ pháp lý trong các vụ kiện dân sự hay hình sự chống lại thủ phạm. Bài viết này nhằm nêu lên thực trạng về nhu cầu kế toán điều tra tại Việt Nam khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và tình hình gian lận ngày càng tăng. Từ đó đưa ra kiến nghị phát triển dịch vụ kế toán điều tra tại Việt Nam.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN ĐIỀU TRA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC CHO VIỆT NAM

1. Giới thiệu về kế toán điều tra

1.1 Định nghĩa về kế toán điều tra

Theo Xianghua Hao (2010) kế toán điều tra thường do một bên thứ ba độc lập thực hiện, thông qua các thủ tục và phương pháp nhất định để khảo sát, tính toán, phân tích và quản lý các chỉ tiêu tài chính, tổn thất kinh tế hoặc các vấn đề pháp lý trong việc quản lý các xung đột lợi ích kinh tế và lập các báo cáo kế toán điều tra, cung cấp các tài liệu tham khảo cho toà án hoặc các cơ quan trọng tài hoặc cơ quan quản lý, xác nhận trách nhiệm pháp lý hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý.

Kế toán điều tra xuất hiện do sự phát triển của môi trường kinh tế, sự phát triển của nghề nghiệp. Theo Apostolou, Hassell và Webber (2000), kế toán điều tra là sự kết hợp chuyên môn kế toán, kiểm toán và các kỹ năng điều tra để hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Đây là một lĩnh vực chuyên ngành kế toán nhằm cam kết xác định kết quả các vụ tranh chấp, kiện tụng thực tế hoặc dự kiến. Do đó, kế toán điều tra có thể được xem như là một lĩnh vực của kế toán, kết hợp với mục đích pháp lý và cung cấp mức độ đảm bảo cao nhất.

1.2. Công việc kế toán điều tra

Năm 1986, theo Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), kế toán điều tra bao gồm hai lĩnh vực:

(1) Hỗ trợ pháp lý (Litigation Support),

(2) Điều tra kế toán (Investigative Accounting).

(1) Hỗ trợ pháp lý là sự hỗ trợ chuyên môn kế toán trong các vấn đề liên quan đến pháp lý. Nó chủ yếu liên quan đến việc định lượng giá trị thiệt hại.

(2) Điều tra kế toán là việc tìm kiếm bằng chứng xác định thủ phạm như điều tra biển thủ tài sản của nhân viên, hoặc tìm kiếm bằng chứng làm cơ sở bồi thường thiệt hại như bồi thường bảo hiểm, bồi thường tai nạn lao động…

1.3. Phân biệt kế toán điều tra

Kế toán điều tra bao gồm hoạt động điều tra gian lận (Fraud Investigation) hay kiểm toán gian lận (Fraud Audit), nhưng ngược lại điều tra gian lận (Fraud Investigation) hay kiểm toán gian lận (Fraud Audit) không được xem là kế toán điều tra (Forensic Accounting).

Như vậy ta cần phân biệt các thuật ngữ này với nhau. Và phân biệt kế toán điều tra và kiểm toán độc lập để hiểu rõ hơn về kế toán điều tra. Kiểm toán gian lận (Fraud Audit) là việc dùng các kỹ thuật và phương pháp chuyên môn để phát hiện gian lận, hay nói cách khác, kiểm toán viên tìm kiếm các bằng chứng làm cơ sở phát hiện gian lận.

Mục đích của kiểm toán gian lận hay điều tra gian lận (Fraud Investigation) là chấp nhận hoặc bác bỏ sự tồn tại của gian lận. Kiểm toán gian lận có thể là kế toán viên hay kiểm toán viên thoả các yêu cầu đạo đức về nghề nghiệp, có chuyên môn cao trong phát hiện và chứng minh gian lận trên sổ sách kế toán trong các nghiệp vụ và sự kiện. Nói cách khác, kiểm toán gian lận là công việc phát hiện, ngăn ngừa và chỉnh sửa gian lận dựa trên sự đảm bảo hợp lý (loại bỏ gian lận hoàn toàn là không khả thi do hạn chế vốn có).

Kế toán điều tra được đào tạo, có kinh nghiệm, hiểu biết các cách thức khác nhau trong điều tra gian lận bao gồm:

  • Cách phỏng vấn (đặc biệt là phỏng vấn nghi phạm),
  • Cách viết báo cáo dành cho khách hàng và toà án,
  • Cách trình bày bằng chứng chuyên môn tại toà án,
  • Nguyên tắc của chứng cứ.

Như vậy, kiểm toán gian lận (Fraud Audit) chỉ là một phần công việc của kế toán điều tra. Điều tra gian lận (Fraud Investigation) tương tự như kiểm toán gian lận (Fraud Audit), ngoại trừ cách điều tra thu thập nhiều bằng chứng phi tài chính, như phỏng vấn, hơn là kiểm toán gian lận. Vì vậy, điều tra gian lận bao gồm kiểm toán gian lận nhưng thu thập nhiều bằng chứng phi tài chính.

Kiểm toán báo cáo tài chính (Financial Audit) hoàn toàn khác so với kế toán điều tra và kiểm toán gian lận. Kiểm toán báo cáo tài chính cung cấp sự đảm bảo hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu rằng báo cáo tài chính được trình bày theo các chuẩn mực không còn các sai sót trọng yếu. Các kỹ thuật kiểm toán báo cáo tài chính được thiết kế để phát hiện các sai sót tính gộp hay riêng rẽ đủ lớn để trở nên trọng yếu.

Kiểm toán gian lận và kế toán điều tra không dựa trên mức trọng yếu.

Công việc của kiểm toán báo cáo tài chính hay chương trình kiểm toán được liệt kê thành các mục phải hoàn thành, để có thể phát hành ý kiến kiểm toán về sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu.

Tóm lại, kiểm toán gian lận (Fraud Audit), kế toán điều tra (Forensic Accounting), điều tra gian lận (Fraud Investigation) thường đặt các thông tin cùng với nhau hơn là tách riêng các thông tin như kiểm toán báo cáo tài chính truyền thống. Kiểm toán báo cáo tài chính không có mục tiêu chính là phát hiện gian lận như kiểm toán gian lận hay điều tra gian lận.

2. Kinh nghiệm phát triển kế toán điều tra tại một số nước trên thế giới

2.1. Canada

Tại Canada, kế toán điều tra được xem như một nghề nghiệp chuyên môn. Hiệp hội kế toán Canada (The Certified General Accountants Association of Canada) công nhận kế toán điều tra là một ngành nghề mới, và hợp tác cùng với Hiệp hội kế toán công chứng Canada (Canadian Institute of Chartered Accountants) xây dựng chuẩn mực phù hợp.

2.2. Australia

Kế toán điều tra có cơ hội làm việc trong các ngành kinh tế, giáo dục, văn phòng luật sư; các cơ quan Nhà nước như Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia; (Australian Securities and Investment Commission); Cơ quan Thuế vụ Australia (Australian Tax Office), Cơ quan An ninh Kinh tế Australia (Financial Action Task Force)…

Các tổ chức chuyên ngành sẽ hợp tác cùng Hiệp hội kế toán viên công chứng hành nghề Australia; ( Certified Public Accountants); và Viện kế toán công chứng Australia ( Institute of Chartered Accountants of Australia) về chuyên môn kế toán điều tra. Bên cạnh đó, Australia là một trong các nước đầu tiên có chương trình giảng dạy về kế toán điều tra bậc sau đại học.

Bậc học thạc sĩ về kế toán điều tra đào sâu về khả năng điều tra gian lận. Các khóa học được xây dựng trên nền tảng các nghiên cứu bậc đại học; và sau đại học kết hợp các kinh nghiệm thực tế trong các lĩnh vực pháp luật; quản trị doanh nghiệp, tài chính; và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp v.v…

2.3. Hoa Kỳ

Sau cuộc khủng hoảng tài chính kế toán Enron; WorldCom, Xerox, đạo luật Sarbanes – Oxley được Quốc hội Mỹ thông qua nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường và lấy lại sự tin cậy của các nhà đầu tư. Đạo luật trên đã mở ra một chuyên ngành mới; điều tra gian lận cho kế toán điều tra; dựa trên yêu cầu ban quản trị công ty xác nhận báo cáo tài chính không còn các sai sót và gian lận trọng yếu.

Tại Hoa Kỳ, kế toán điều tra có nhiều cơ hội làm việc tại Cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI); Cục tình báo Trung ương (CIA), Sở thuế vụ địa phương (IRS); Ủy ban Thương mại liên bang (FTC), Văn phòng kiểm toán hoạt động của Chính phủ (GAO); và các cơ quan khác.

Văn phòng kiểm toán hoạt động của Chính phủ (GAO) xây dựng hệ thống FraudNet (địa chỉ email; fax, số điện thoại phản ánh trực tiếp); nhằm ghi nhận các phản ánh của người dân (thông tin người phản ánh được bảo mật); về các hành vi lãng phí, gian lận; biển thủ, lạm quyền theo Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư năm 2009. Bên cạnh đó, phần mềm và hệ thống thông tin kế toán tại Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng tạo đà phát triển các kỹ thuật của kế toán điều tra nhằm phát hiện các gian lận.

III. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU KẾ TOÁN ĐIỀU TRA Ở VIỆT NAM

1. Một số loại tội phạm kinh tế trong luật pháp Việt Nam

1.1 Tội tham ô tài sản

Khái niệm:

Điều 278, Chương XXI – Các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định; tội tham ô tài sản như sau; “Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý”. Như vậy tham ô tài sản là hành vi vì mục đích tư lợi đã lợi dụng chức vụ; quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Tác hại của tội phạm tham ô tài sản:
  • Về kinh tế: Tội tham ô tài sản xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, của tập thể; làm thất thoát, lãng phí về tài sản, làm mất cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chương trình kinh tế xã hội, cản trở việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước.
  • Về tư tưởng: Làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân, của Đảng viên đối với sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước (PGS.TS – Nguyễn Đình Hựu, 2005).

1.2 Tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Khái niệm:

Điều 165, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng; như sau: “Người lợi dụng chức vụ; quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”. Dấu hiệu về mặt hành vi của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước; về quản lý kinh tế chính là hành vi lợi dụng chức vụ; quyền hạn làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế; bao gồm hai trường hợp:

  • Thứ nhất: Không làm những quy định của Nhà nước đã đề ra trong quản lý kinh tế.
  • Thư hai: Có làm nhưng làm không đầy đủ hoặc làm nhưng làm khác với quy định của Nhà nước đề ra. Hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế được coi là hệ quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tiền đề, là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để làm trái với quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế (Nguyễn Văn Minh, 2007).

1.3 Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khái niệm:

Điều 139 Chương XIV Tội xâm phạm sở hữu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau; “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…” Đặc điểm của Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Thủ đoạn gian dối của bọn tội phạm lừa đảo được hiểu là dùng mọi phương pháp giấu giếm nội dung sai sự thật; (ít nhiều hoặc hoàn toàn) làm cho người cótrách nhiệm quản lý; bảo quản tài sản tưởng giả là thật nghĩ kẻ gian là người ngay nên đã giao tài sản cho kẻ tội phạm mà không biết.

Hành vi gian dối trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện trước hoặc sau hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi dối trá rất đa dạng; có thể bằng lời nói, dùng hồ sơ giả, giấy tờ giả; giả danh người có chức, có quyền, giả mạo tổ chức ký kết các hợp đồng (PGS.TS – Nguyễn Đình Hựu, 2005).

2. Phân biệt kế toán điều tra và việc điều tra của các cơ quan Nhà nước Giống nhau

Cùng thu thập tài liệu chứng cứ, bằng chứng làm rõ hiện tượng, sự việc cụ thể, nhằm trả lời các câu hỏi “Việc gì, bởi tại làm sao, bao giờ, ai thấy, thế nào, ở đâu” (PGS.TS – Nguyễn Đình Hựu, 2005).

Khác nhau

Vị trí pháp lý:

Việc điều tra của cơ quan điều tra như Công an kinh tế, Viện Kiểm sát… khi có sự tố giác.Việc điều tra là hoạt động hành pháp, nhân danh quyền lực Nhà nước. Việc kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước theo kế hoạch; theo luật Kiểm toán Nhà nước quy định. Cơ quan điều tra và hoạt động của cơ quan điều tra hình sự do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định thể hiện ở các Điều 34, 35, 110, 111.

Dịch vụ kế toán điều tra là dịch vụ được cam kết trên cơ sở hợp đồng có thu phí; thực hiện theo quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng nhằm thu thập bằng chứng theo yêu cầu của hợp đồng; có chức năng tư pháp khi chứng minh bằng chứng trước Tòa.

Về phương pháp:

Cơ quan điều tra: Trong quá trình điều tra; các cơ quan điều tra có quyền và có nghĩa vụ áp dụng tất cả các biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định; để khám phá tội phạm như: triệu tập, hỏi cung; áp giải, cao hơn nữa là các biện pháp ngăn chặn như bắt giữ; tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Kế toán điều tra: Căn cứ vào chuẩn mực hành nghề; các Bộ luật, văn bản dưới luật hướng dẫn, bao gồm: phân tích; phỏng vấn, đối chiếu, kiểm tra sổ sách chứng từ, thu thập thông tin tố giác trong nội bộ v.v… nhưng không được sử dụng biện pháp ngăn chặn.

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN ĐIỀU TRA Ở VIỆT NAM

1. Đối với cơ quan Nhà nước

Để phát triển dịch vụ kế toán điều tra; cơ quan pháp luật cần quy định các văn bản pháp luật quy định quyền; và nghĩa vụ tương ứng của kế toán điều tra viên. Luật kế toán Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn dự thảo trong khi ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu sửa đổi luật theo hướng đề cao vai trò phòng; và chống tham nhũng của kế toán.

Như vậy để tạo hướng phát triển cho kế toán điều tra, Luật nên đề cập và làm rõ các vấn đề sau:

  • Tăng tính độc lập của kế toán viên về hình thức, tư tưởng
  • Tăng tính khách quan của kế toán viên
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng của chủ doanh nghiệp tư nhân; ban giám đốc, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; Ban giám đốc, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
  • Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm
  • Luật mới cũng nên quy định về thưởng phạt hay khuyên doanh nghiệp thành lập đường dây nóng, khuyến khích sự tố giác trong nhân viên như email, điện thoại, hộp thư v.v…

Đối với Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực năm 2012, nhằm tạo tiền đề phát triển kế toán điều tra; các nhà lập pháp nên lưu ý đến đạo luật Sarbanes – Oxley 2002 của Hoa Kỳ. Mục tiêu chính của Đạo luật này nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư vào các công ty đại chúng bằng cách buộc các công ty này phải cải thiện sự đảm bảo và tin tưởng vào các báo cáo; các thông tin tài chính công khai.

Từ đó, người viết kiến nghị sửa đổi Luật kiểm toán độc lập như sau:

  • Quy định thành lập Ủy ban kiểm toán tại các công ty kiểm toán theo luật định. Ủy ban kiểm toán có nhiệm vụ lựa chọn công ty kiểm toán, kết quả kiểm toán sẽ báo cáo với Ủy ban này, ban giám đốc, Hội đồng quản trị v.v…Điều này cho phép giới hạn phần nào các hạn chế vốn có trong cuộc kiểm toán, từ đó kiểm toán viên có thể tiến hành các thủ tục kiểm toán mang bản chất điều tra theo chuẩn mực kiểm toán.
  • Luật nên đưa thêm loại hình dịch vụ kế toán điều tra, từ đó đổi tên Luật kiểm toán độc lập thành Luật các dịch vụ đảm bảo nhằm đem lại vị thế cho ngành kế toán điều tra. Bên cạnh Luật, các văn bản quy định pháp luật, kế toán điều tra cũng cần Chuẩn mực của riêng nó. Các cơ quan Nhà nước, Hội nghề nghiệp liên quan nên phối hợp xây dựng chuẩn mực từ tính độc lập cho tới các kỹ thuật sử dụng để hướng dẫn các kế toán điều tra thực hiện.

Như Chuẩn mực thực hành hợp đồng về kế toán điều tra của Canada tháng 11 năm 2006; quy định về chấp nhận hợp đồng kế toán điều tra; trường hợp không thể tiếp tục hợp đồng, việc lên kế hoạch; và giám sát công việc, thu thập và phân tích thông tin, lưu trữ hồ sơ, viết báo cáo v.v…

Ngoài chức năng quy định pháp luật, cơ quan Nhà nước còn cần phải giám sát, kiểm tra chất lượng loại hình hoạt động này:

Quan điểm xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng:

  • Hội nhập quốc tế: Tuân thủ các thông lệ chung trên thế giới, từ đó giúp hội nhập vào kinh tế quốc tế.
  • Phù hợp đặc điểm, điều kiện của Việt Nam: Kế toán điều tra còn rất mới mẻ tại Việt Nam, do đó để phát triển dịch vụ này trong một cơ chế kiểm soát mở (hướng hội nhập) vẫn cần phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, công nghệ kỹ thuật của Việt Nam.

Khi Việt Nam mở ra loại hình kế toán điều tra dẫn đến nguy cơ thị trường kế toán điều tra đều do các chi nhánh công ty kiểm toán quốc tế thực hiện. Vì vậy cần đảm bảo chất lượng kế toán điều tra khá đồng đều giữa công ty kiểm toán có quy mô nhỏ và công ty có quy mô lớn.

Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng từ bên trong lẫn bên ngoài:

Kiểm soát chất lượng từ bên trong nghĩa là xây dựng các tiêu chuẩn; quy trình và cách thức kiểm soát tại các công ty cung cấp dịch vụ kế toán điều tra. Do đó cần ban hành các Chuẩn mực về kiểm soát chất lượng; ban hành các hướng dẫn chi tiết kiểm soát chất lượng từ bên trong là rất cần thiết để các công ty cung cấp dịch vụ có thể dựa vào đó; để xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng khoa học, phù hợp và thật sự có chất lượng.

Cơ chế kiểm soát chất lượng từ bên ngoài là tổng thể các nội dung như:

  • Xác định cơ quan thực hiện, quy trình kiểm tra và kinh phí.
  • Xây dựng kiểm soát chất lượng từ bên ngoài thực chất là xác định cơ quan tổ chức thực hiện kiểm soát phù hợp, thiết lập tiêu chuẩn kiểm tra viên và xác định nguồn kinh phí tài trợ.

Theo ý kiến của người viết, do sản phẩm kế toán điều tra mang tính chất nội bộ trong công ty ký kết hợp đồng; không như sản phẩm của kiểm toán độc lập là báo cáo kiểm toán phục vụ cho rất nhiều người sử dụng báo cáo tài chính; mặc dù kết quả có thể là công cụ hỗ trợ pháp lý khi cần thiết (công khai trước cơ quan tư pháp); nên chỉ cần Hội nghề nghiệp kiểm soát chất lượng; kiểm tra việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; thực hiện điều tra và tiến hành biện pháp phạt đối với hành vi vi phạm.

Nếu công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kế toán điều tra thì cần phải phối hợp cơ chế kiểm soát

Tuy nhiên, nếu công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kế toán điều tra thì cần phải phối hợp cơ chế kiểm soát của cả Bộ tài chính; Hội nghề nghiệp; Ủy ban chứng khoán, thậm chí cả Bộ Tư pháp nhằm đám bảo tính độc lập kiểm toán và dịch vụ kế toán điều tra giữa các khách hàng kiểm toán; và khách hàng phi kiểm toán của công ty cung cấp dịch vụ; (Điều này sẽ được làm rõ trong phần kiến nghị đối với công ty kiểm toán cung cấp kế toán điều tra).

Đối với tiêu chuẩn kiểm tra viên trong các cuộc kiểm soát chất lượng; kiểm tra viên là thành viên trong Hội nghề nghiệp (có thể là VACPA hoặc một hội nghề nghiệp riêng); được cấp phép hành nghề, kiểm tra viên là người độc lập với công ty cung cấp dịch vụ được kiểm tra; và phải bảo mật thông tin liên quan trong cuộc kiểm soát chất lượng. Kinh phí thực hiện các cuộc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài này là từ hội phí hàng năm; do công ty cung cấp dịch vụ đóng góp.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng có liên quan như:

  • Bộ Tư pháp,
  • Viện Kiểm sát,
  • Tòa án,
  • Bộ Công an,
  • Bộ Tài chính

Cần có các văn bản quy định, hướng dẫn về sự kết hợp KT điều tra và các ngành cụ thể như luật sư; kiểm sát viên, thẩm phán, điều tra viên; giám định viên tài chính trong việc nâng cao kỹ thuật trong từng ngành nghề nói riêng và phối hợp với chuyên gia nói chung.

Về mặt nâng cao kỹ thuật là việc các ngành tự chuyên môn hóa với các kỹ thuật KT điều tra trong cả điều tra gian lận và hỗ trợ pháp lý: Luật sư (Bộ tư pháp); Kiểm sát viên/Thẩm phán cần (Viện Kiểm sát/ Tòa án); Điều tra viên (Bộ công an); Giám định viên tài chính (Bộ Tài chính); cần tăng cường các kiến thức chuyên môn về kế toán trong các vụ kiện dân sự; cũng như hình sự có liên quan đến chuyên môn kế toán; tăng cường khả năng nhận biết các bằng chứng có liên quan.

Về mặt phối hợp với chuyên gia, cụ thể là KT điều tra viên; các văn bản pháp luật cũng như các chuẩn mực nghề nghiệp cần quy định chức năng; nhiệm vụ và hướng dẫn sự tham gia của chuyên gia.

2. Đối với tổ chức nghề nghiệp

Tại Hoa Kỳ, một số tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ về KT điều tra như Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) cấp chứng chỉ Điều tra gian lận công chứng (CFE); Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) cấp Chứng chỉ Điều tra tài chính công chứng (CFF)…

Tại Việt Nam, nghề nghiệp KT điều tra vẫn còn khá mới; chỉ có khái niệm giám định tư pháp về tài chính khá tương đồng trong thu thập bằng chứng xác định tổn thất phục vụ xét xử của Tòa án; thẻ giám định viên thường được các cơ quan Nhà nước bổ nhiệm.

Trong tương lai, hướng phát triển nghề nghiệp kế toán điều tra là xu hướng tất yếu

Trong tương lai, hướng phát triển nghề nghiệp KT điều tra là xu hướng tất yếu; thì Việt Nam cũng cần có sự giám sát, quản lý. Tại Việt Nam, KT điều tra cũng sẽ do các kiểm toán viên có kinh nghiệm; và kiến thức chuyên sâu liên quan thực hiện; Bộ Tài chính công nhận bằng cách tổ chức cấp chứng chỉ sau khi kiểm toán viên đạt kỳ thi liên quan; hoặc cấp chứng chỉ sau khi hoàn tất khóa học tăng cường kiến thức v.v… theo xu hướng phát triển chung của thế giới.

Bên cạnh đó, để phát triển ngay một lực lượng KT điều tra viên; chúng ta có thể kết hợp hội nghề nghiệp luật sư, hội nghề nghiệp kiểm toán viên. Các hội nghề nghiệp này có thể ký kết Biên bản ghi nhớ hình thành cơ chế phối hợp với nhau; cùng nhau đào tạo KT điều tra hoặc thảo luận chuyên đề chuyên sâu có liên quan.

3. Đối với các trường đại học, cơ sở đào tạo

Nhằm tăng cường nhận thức về kế toán điều tra; (Forensic Accounting) nên đưa kiến thức về kế toán điều tra; (Forensic Accounting) vào chương trình giảng dạy trong chuyên ngành. Có thể chọn phương án kết hợp với chương trình giảng dạy kế toán; hoặc là một chương trình riêng biệt hay một bộ môn trong chương trình kế toán kiểm toán. KT điều tra cần nắm các kiến thức kế toán; tội phạm học, luật, và kỹ thuật kiểm toán điều tra. Thêm vào đó, KT điều tra cần có kỹ năng tin học, kỹ năng nói và viết tốt.

Theo đó, tại Việt Nam, các trường đại học; cao đẳng, học viện có đào tạo ngành kế toán nên xây dựng chương trình đào tạo KT điều tra kết hợp các kiến thức về kế toán; kiểm toán chuyên sâu, luật, tội phạm học trong chương trình đào tạo bậc cao học. Bậc học cử nhân có thể đào tạo ở mức độ cơ bản.

4. Đối với các công ty kiểm toán

Để xã hội hóa loại hình dịch vụ KT điều tra; dịch vụ này nên do các công ty kiểm toán thực hiện; các kiểm toán viên đảm trách vì lực lượng kiểm toán viên có đủ năng lực và kinh nghiệm; hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp cũng như sẵn sàng hấp thu kiến thức KT điều tra; và rèn luyện trở thành KT điều tra viên. Trong tương lai; nhu cầu nghề nghiệp tăng cao; Nhà nước có thể quy định về thành lập Văn phòng KT điều tra riêng biệt.

Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn trong việc thành lập văn phòng nhằm khuyến khích mở rộng lĩnh vực này. Để xây dựng lực lượng KT điều tra viên; công ty kiểm toán cần tăng cường đào tạo nhân viên có đủ năng lực; trình độ tiếp thu các kiến thức về KT điều tra.

Ngoài ra, công ty kiểm toán cần tích cực chủ động giới thiệu dịch vụ này rộng rãi cho khách hàng trong phạm vi luật định. Đồng thời học hỏi kinh nghiệm các công ty kiểm toán lớn trên thế giới cách tiến hành các cuộc kiểm toán điều tra. Tận dụng mạng lưới thành viên các công ty kiểm toán quốc tế để trau dồi về nghiệp vụ, nắm bắt thông tin đào tạo trên thế giới, nhu cầu cũng như xu hướng nghề nghiệp.  

Bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com | calico.vn

Hãng kiểm toán Calico

icon-dau-tich Địa chỉ: VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

icon-dau-tich Hotline: 0933.75.6666

icon-dau-tich Email: Calico.vn@gmail.com

icon-dau-tich Website: Calico.vn | kiemtoancalico.com