Đàm phán là hoạt động gắn liền với mọi mối quan hệ giữa người với người mà chúng ta thường thấy. Và hợp đồng cũng vậy, hợp đồng là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Hiểu rõ và biết cách đàm phán hợp đồng để có được giá hợp lý và đảm bảo được quyền lợi đôi bên có thể được coi là phần quan trọng nhất của công việc. Cùng khám phá những quy tắc cần phải biết trước khi đàm phán hợp đồng.
Đàm phán hợp đồng là một việc không thể thiếu trong kinh doanh
Nắm chắc thời cơ Việc tìm hiểu các thông tin quan trọng về công việc, giá cả, đối tác.. là công việc bắt buộc trước khi thực hiện hợp tác. Việc bạn tìm hiểu thông tin cụ thể, rõ ràng, nắm bắt được nhu cầu và tâm lý của đối phương sẽ giúp bạn giành được nhiều quyền lợi hơn cho mình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào giấy trắng mực đen rõ ràng cũng tốt, bạn cần phải biết lúc nào nên dung và lúc nào không nên dùng nó. Khi đàm phán hợp đồng, bạn nên có sự tinh tế và khéo léo để nắm bắt được đối phương mà cả hai vẫn cảm thấy thoải mái, vui vẻ để duy trì mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. Biết rõ giá trị của bản thân, công ty trước khi đàm phán
Nếu bạn không biết mình là ai, mình ở vị trí nào, bạn sẽ gặp phiền toái rất lớn trong buổi đàm phán.
Hãy thật rõ rằng bạn muốn gì ở hợp đồng này, thỏa thuận này có đem lại nhiều lợi ích cho bạn hay không. Và cũng cần tìm hiểu kỹ khách hàng, đối tác trước khi đàm phán. Bạn đã biết rõ giá trị của bản thân cũng như của công ty mình rồi, bạn cũng cần phải nắm bắt được các thông tin của đối phương.
Hãy chắc chắn rằng họ đáng tin cậy và có thể làm việc hiệu quả. Trước buổi đàm phán, hãy xác định rõ chức danh và nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong đoàn đàm phán. Bạn cần phải rõ ai là người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng để dành sự chú ý cho người đó nhiều nhất. Việc chọn lựa thành viên tham gia vao buổi thương thảo cũng rất quan trọng; nếu bạn chọn đúng, phần thắng của bạn sẽ chiếm khoảng 80%.
Tiền không phải là mục đích duy nhất của buổi đàm phán
Đừng nghĩ rằng tiền là mục đích duy nhất
Mọi chi tiết nhỏ trong hợp đồng đều quan trọng, nhưng đừng suy nghĩ eo hẹp khi đàm phán. Bạn phải xác định được đâu là mối quan hệ làm ăn lâu dài, đâu là mối làm ăn một lần rồi thôi. Chúng ta không chỉ lấy về bản hợp đồng đã ký mà cao hơn thế chính là tiếng tăm và mối quan hệ.
Đưa ra các yêu cầu một cách hợp lý nhất
Hãy đặt mình vào vị trí của đối tác; bạn có đang vì quyền lợi của mình mà bỏ qua quá nhiều quyền lợi của đối tác? Hãy tìm kiếm giải pháp hợp lý để đôi bên cùng có lợi. Nhiều người chỉ muốn giành thắng lợi về mình mà không nghĩ cho lợi ích của đối phương; ý nghĩ và việc làm như vậy là một sai lầm lớn. Hãy là một người công tâm và đáng tin tưởng; có như vậy đối tác của bạn mới tin tưởng và tiếp tục đàm phán. Một người đàm phán giỏi là người tạo được long tin cho đối tác
Biết lắng nghe nhu cầu của đối phương
Hãy lắng nghe đôi phương để cho họ thấy sự tôn trọng cũng như chuyên nghiệp của bạn. Dù bạn có phải là người làm chủ cuộc trò chuyện trên bàn đàm phán hay không; cũng hãy lắng nghe đối tác của bạn. Không nên nói quá nhiều mà cần phải lắng nghe ý kiến đối phương để biết họ nghĩ gì, và có mong muốn gì. Điều đó không chỉ thể hiện bạn là người lịch sự; tôn trọng đối tác mà còn tạo them niềm tin đối với đối tác.
Hãy luôn giữ mình bình tĩnh nhất khi đàm phán
Hãy bình tĩnh, tập trung vào việc hợp tác, khéo léo lựa chọn từ ngữ; khi đó bạn có thể thành công hơn rất nhiều. Giao tiếp trong kinh doanh đòi hỏi sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin từ đối tác. Hãy luôn nhắc nhở bản thân phải khống chế cảm xúc riêng; không để cái tôi chi phối cuộc trò chuyện.
Mạnh dạn nói lên những điều mà bạn nghĩ
Nhiều người sợ việc đối đầu và lo lắng rằng cuộc đàm phán của mình sẽ tạo ra sự không đồng tình; sẽ tạo phản hồi không tốt. Nhưng khi bạn thấy không hài long với một điều khoản hay yêu cầu nào đó đừng ngại đề nghị; có như vậy bạn mới có thể đạt được mục tiêu mình đề ra. Ngại ngần nói ra những điều mình nghĩ sẽ khiến bạn cảm thấy tiếc nuối sau khi đàm phán kết thúc.
Không ký hợp đồng khi đang vội
Hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ hợp đồng ít nhất hai lần trước khi đặt bút ký xuống. Hãy giành thời gian nghiên cứu thật kỹ bản hợp đồng để cân nhắc thật kỹ mọi điều khoản. Mọi quyết định đưa ra trong lúc vội vàng đều có thể dẫn tới những thiếu sót và sai lầm đáng tiếc. Việc đàm phán hợp đồng là để tìm được vị trí giúp đôi bên bằng lòng; hợp tác cùng có lợi. Mục tiêu chung chính là để cùng làm việc; tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau; sau mỗi một cuộc đàm phán bạn đều có những bài học quý báu cho mình.
Thắng thua không phải là tất cả
Bạn sẽ rút ra được nhiều bài học cũng như kinh nghiệm để hoàn thiện một cách tốt hơn, chuyên nghiệp hơn cho những lầm đàm phán sau này và từ đó cũng bổ sung, hoàn thiện hơn những thiếu sót, sai lầm của bản thân.
Các bài viết liên quan:
- 8 CÁCH HUY ĐỘNG VỐN DỄ THÀNH CÔNG NHẤT
- Những Hạn Chế Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Khi Kinh Doanh Bất Động Sản
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Hãng kiểm toán Calico
- Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
- Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
- VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Hotline: 0966.246.800
- Email: calico.vn@gmail.com
- Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn
Hãng kiểm toán Calico
Địa chỉ: VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 0933.75.6666
Email: Calico.vn@gmail.com
Website: Calico.vn | kiemtoancalico.com