Kinh Nghiệm Quản Lý Vốn Lưu Động Và Vốn Đầu Tư Của Các Doanh Nghiệp Thành Công

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là số tiền ứng trước cho các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Song mỗi yếu tố sản xuất có những đặc điểm hoạt động khác nhau; có công dụng kinh tế khác nhau đối với quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

Vậy vốn lưu động và vốn tài chính khác nhau như thế nào?

Vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư được ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên và liên tục.

Vốn lưu động là bộ phận của vốn nhằm tài trợ cho các yếu tố sản xuất ngoại trừ tài sản cố định.

Nếu cắt quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp ra từng chu kỳ sản xuất chúng ta có thể mô tả theo mô hình sau:

Kinh-Nghiem-Quan-Ly-Von-Luu-Dong-Va-Von-Dau-Tu-Cua-Cac-Doanh-Nghiep-Thanh-Cong

Khâu dự trữ, khâu trực tiếp sản xuất và khâu lưu thông

  • Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất:. Vốn lưu động được dùng để mua sắm các đối tượng lao động như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… ở giai đoạn này vốn đã thay đổi từ hình thái tiền tệ sang vật tư.
  • Vốn lưu động nằm trong quá trình sản xuất:. Là quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất để chế tạo ra sản phẩm. Khi quá trình sản xuất chưa hoàn thành; vốn lưu động biểu hiện ở các loại sản phẩm dở dang hoặc bán thành phẩm và khi kết thúc quá trình sản xuất vốn biểu hiện ở số thành phẩm của doanh nghiệp.
  • Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông:. Lúc này hình thái hàng hoá được chuyển thành hình thái tiền tệ.

Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của tài sản lưu động cũng khác nhau. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thì tài sản lưu động thường được cấu tạo bởi hai phần là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông.

  • Tài sản lưu động sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên vật liệu chính; vật liệu ph; nhiên liệu… và tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm dở dang đang chế tạo; bán thành phẩm tự chế, chi phí đợi phân bổ.
  • Tài sản lưu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ (hàng tồn kho); vốn bằng tiền và các khoản phải thu.

Vốn lưu động là một trong những loại vốn mà doanh nghiệp cần có

Dù là ở khâu nào, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông đều thể hiện các yếu tố: đối tượng lao động, công cụ lao động nhỏ và sức lao động. Đặc điểm vận động của chúng do đặc điểm của đối tượng lao động quyết định, vì đây là bộ phận chính chiếm tỷ trọng ưu thế. Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, theo đó giá trị của nó cũng được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm tiêu thụ và hoàn thành một vòng tuần hoàn vốn khi kết thúc một chu kỳ tái sản xuất.

Cũng cần thấy rằng, các chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp là nối tiếp và xen kẽ nhau chứ không phải là độc lập và rời rạc. Trong khi một bộ phận của vốn lưu động được chuyển hoá thành vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang thì một bộ phận khác của vốn lại chuyển từ sản phẩm hàng hoá sang vốn tiền tệ do quá trình sản xuất của doanh nghiệp là thường xuyên, liên tục. Điều này nhắc nhở những nhà quản lý tài chính cần xây dựng những biện pháp thích hợp cho quản lý sử dụng và bảo toàn vốn lưu động.

Sau đây là những nội dung cần chú ý trong quản lý sử dụng vốn lưu động

Một là:

Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc ước lượng chính xác số vốn lưu động cần dùng cho doanh nghiệp sẽ có tác dụng đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết; tối thiểu cho quá trình sản xuất – kinh doanh được tiến hành liên tục; đồng thời tránh ứ đọng vốn không cần thiết; thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hai là:

Tổ chức khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động. Trước hết doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên trong hoạt động kinh doanh. Nếu số vốn lưu động còn thiếu; doanh nghiệp phải tiếp tục khai thác các nguồn vốn bên ngoài như: vốn liên doanh; vốn vay của các ngân hàng hoặc các công ty tài chính; vốn do phát hành cổ phiếu; trái phiếu… Khi khai thác các nguồn vốn bên ngoài; điều đáng chú ý nhất là cân nhắc các yếu tố lãi suất tiền vay. Về nguyên tắc; lãi do đầu tư vốn phải lớn hơn lãi suất vay vốn thì người kinh doanh mới đi vay vốn.

Ba là:

Phải luôn luôn có những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động. Cũng như vốn cố định, bảo toàn vốn lưu động có nghĩa là bảo toàn giá trị thực của vốn; nói cách khác bảo toàn vốn là đảm bảo được sức mua của vốn không được giảm sút so với ban đầu. Điều này được thể hiện qua khả năng mua sắm tài sản lưu động và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Kinh-Nghiem-Quan-Ly-Von-Luu-Dong-Va-Von-Dau-Tu-Cua-Cac-Doanh-Nghiep-Thanh-Cong

Để thực hiện được mục tiêu trên; trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp thường áp dụng các biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá; xử lý kịp thời các vật tư; hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn; phải thường xuyên xác định phần chênh lệch giá về những tài sản lưu động tồn kho để có biện pháp xử lý kịp thời; linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; bảo toàn vốn; doanh nghiệp cần hết sức tránh và xử lý kịp thời những khoản nợ khó đòi; tiến hành áp dụng các biện pháp hoạt động của tín dụng thương mại để ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn.

Bốn là:

Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động. Để phân tích người ta sử dụng các chỉ tiêu như: vòng quay vốn lưu động; hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ… Nhờ các chỉ tiêu trên đây; người quản lý có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi.

Vốn đầu tư tài chính

Vốn đầu tư tài chính còn gọi là vốn đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận và khả năng đảm bảo an toàn về vốn.

Kinh-Nghiem-Quan-Ly-Von-Luu-Dong-Va-Von-Dau-Tu-Cua-Cac-Doanh-Nghiep-Thanh-Cong

Xuất phát từ quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường; làm cho các doanh nghiệp luôn đứng trước nguy cơ phá sản nếu như họ chỉ có một lĩnh vực đầu tư bên trong lại đang gặp bất lợi. Để đối phó với tình hình trên; việc sử dụng vốn linh hoạt cho nhiều mục tiêu đầu tư sẽ cho phép doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận từ nhiều phía cũng như nhằm phân tán rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Có nhiều hình thức đầu tư tài chính ra bên ngoài như:

Doanh nghiệp bỏ vốn để mua cổ phiếu; trái phiếu của các công ty khác; hùn vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Trong nhiều trường hợp nhờ đầu tư tài chính ra bên ngoài mà các doanh nghiệp có thể tự tháo gỡ những khó khăn bên trong; tránh nguy cơ phá sản; thay vì một hướng đầu tư đang gặp bất lợi chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới khả quan hơn. Đó cũng là một giải pháp để kéo dài chu kỳ sống của một doanh nghiệp.

Trong khi phân tích những ưu thế của việc đầu tư ra bên ngoài cũng không nên quên những hạn chế của hình thức đầu tư này. Điều quan trọng nhất khi đi tới quyết định đầu tư tài chính ra bên ngoài là cần hết sức cân nhắc độ an toàn và tin cậy của dự án. Vì thế, nhà kinh doanh phải am hiểu tường tận những thông tin cần thiết, phân tích; đánh giá những mặt lợi; hại của dự án để chọn đúng đối tượng và loại hình đầu tư phù hợp. Thông thường các dự án có lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn; ở đây không chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà còn tính đến độ an toàn của vốn.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội,
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com| calico.vn/

Hãng kiểm toán Calico

icon-dau-tich Địa chỉ: VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

icon-dau-tich Hotline: 0933.75.6666

icon-dau-tich Email: Calico.vn@gmail.com

icon-dau-tich Website: Calico.vn | kiemtoancalico.com